Kinh nghiêm chọn trang phục cho tiết mục hát múa "Cô giáo em là hoa êban"
Đối với những tâm hồn yêu thiên nhiên và phong cảnh núi rừng thì có lẽ nhạc phẩm Cô giáo em là hoa Êban là bài hát quen thuộc mang đến cho bạn nhiều cảm xúc.
“ Sương long lanh, rẫy nương xanh
Con suối quanh lưng đồi thanh thanh
Hoa Êpang nở trắng lưng nương
Cái nắng xôn xao theo em tới trường”
Lời bài hát miêu tả cảnh rừng núi buổi sớm mai với hoa Êban nở trắng nương rẫy, các em bé người dân tộc tung tăng đến trường gặp cô giáo. Từ lúc được sáng tác đến nay, bài hát thiếu nhi này đã được trình bày bởi nhiều ca sĩ, các nhóm múa từ thiếu nhi đến người lớn. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu cho bạn một số típ lựa chọn trang phục hoàn hảo cho tiết mục văn nghệ Cô giáo em là hoa Êban của nhóm mình.
Chọn trang phục múa Tây Nguyên
Bài hát Cô giáo em là hoa Êban là một nhạc phẩm dành cho thiếu nhi. Tác phẩm được sáng tác năm 1981 bởi nhạc sĩ Hình Phước Liên. Sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, nhạc sĩ Hình Phước Liên với niềm đam mê âm nhạc từ những năm 15-16 tuổi đã có nhiều nhạc phẩm thơ ca, hò vè, ca khúc để lên tinh thần cho dân tộc và ca ngợi, tuyên truyền nhân dân yêu nước, tham gia xây dựng đất nước. Nhạc phẩm này được ông sáng tác nhằm phục vụ đợt kỉ niệm ca ngợi cô giáo Nguyễn Thị Cúc ở xã Ninh Tây, Ninh Hòa khi cô được dự hội nghị điển hình tiên tiến toàn quốc năm 1981.
Sau này, bài hát được trình bày bởi nhiều ca sĩ thiếu nhi, và trở thành một trong những tiết mục múa hát thường được trình diễn trong các dịp lễ hội, khai giảng, ngày nhà giáo Việt Nam 20/11. Để có một tiết mục múa thành công nhất, bên cạnh việc tập luyện các động tác uyển chuyển và nhịp nhàng, việc lựa chọn trang phục phù hợp và nổi bật là yếu tố chủ chốt. Một số lưu ý khi lựa chọn váy múa cho tiết mục mang đậm màu sắc núi rừng này là:
Vì tiết mục Cô giáo em là hoa Êban là bài múa hát nói về cảnh sinh hoạt của các em học sinh và cô giáo ở vùng núi Tây Nguyên, vậy nên trang phục được chọn sẽ là trang phục múa dân tộc giống như váy áo truyền thống của người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên; hoặc các trang phục múa cách tân, cắt xẻ hiện đại nhưng trên nền phong cách trang phục thổ cẩm của đồng bào miền núi nơi đây.
Cùng xem qua một số gợi ý lựa chọn trang phục sau:
1. Đơn giản và sang trọng
- Chọn váy múa màu đen, viền thổ cẩm như người Ê-đê. Tông màu này tuy đơn giản nhưng rất sang trọng và phù hợp với các tiết mục múa trong những không gian trang trọng.
- Đừng quá lo lắng vì màu đen trông có vẻ hơi tối! Những viền họa tiết bằng hoa văn thổ cẩm ngay chân váy, chân áo, hoặc cổ áo cùng với tua rua sặc sỡ ở 2 cầu vai sẽ làm phục trang của bạn thêm bắt mắt.
- Kiểu trang phục này phù hợp hơn cho nhóm múa của thanh niên và người lớn hơn là dành cho các bé thiếu nhi.
2. Sặc sỡ và tươi sáng
-
Chọn trang phục múa tông màu đỏ, vàng hoặc xanh da trời.
-
Màu sắc tươi sáng này phù hợp với các tiết mục múa trong ngày khai giảng ở trường học, trong chương trình múa thiếu nhi…
-
Bạn có thể chọn kiểu dáng là áo tay cộc, váy suôn dài qua gối hoặc nếu được, hãy chọn trang phục váy xòe, hoa văn sặc sỡ cùng áo tay dài có trang trí họa tiết thổ cẩm ở tay áo, đính thêm tua rua kim loại óng anh màu vàng hoặc trang trí vài chiếc chuông nhỏ, sẽ mang lại hiệu ứng hình ảnh đẹp nhất. Váy xòe giúp các động tác nhún cổ chân, xoay tròn của bạn trông bắt mắt và duyên dáng hơn.
Chọn đạo cụ múa đi kèm
- Để tiết mục múa Cô giáo em là hoa Êban thêm phần đặc sắc và thể hiện được không khí núi rừng Tây Nguyên sống động nhất, nhóm múa nên chọn thêm một vài đạo cụ múa dân tộc cho tiết mục của mình.
- Bạn có thể chọn các dây thổ cẩm để cột quanh đầu, các dây xuyến, vòng vải đeo quanh cổ chân hoặc cổ tay.
- Nếu chọn trang phục kiểu dáng giống người Ê – đê ( áo tay cộc, váy suôn ), hãy phối hợp cùng gùi mây phía sau, đính thêm vài bông hoa mua cho tự nhiên.
- Ngược lại, nếu chọn trang phục là váy xòe thì nên phối cùng nón thổ cẩm có trang trí tua rua, lúc lắc .
Lưu ý về sự đồng bộ
- Nếu đây là tiết mục múa, phục trang nhóm nên chọn thật đồng bộ, có sự giống nhau về kiểu dáng và màu sắc sẽ không làm rối mắt người xem.
- Nếu là tiết mục múa kèm hát, ca sĩ hát chính nên mặc trang phục múa có màu nổi bật hơn một chút như đỏ, vàng. Nhóm múa phụ họa sẽ chọn màu sẫm như đen, nâu để không làm mờ nhạt ca sĩ hát chính.
- Nên đi chân trần khi hát múa, mang giày vải đen của người dân tộc hoặc mang xà cạp ( một loại vải thổ cẩm nhiều màu để quấn vòng quanh 2 bắp chân của người dân tộc ); Tránh mang vớ trắng thường dùng để đi giày khi trình diễn tiết mục này. Lỗi nhỏ này sẽ vô tình làm mất đi phong cách nhất quán của bài múa.
- Lựa chọn trang phục vừa người, tránh quá chật gây khó chịu hoặc quá rộng, quá dài làm tụt vai áo, xộc xệch khi thực hiện những động tác nhảy, nhún chân của các cô gái dân tộc.
“ Cánh hoa em tặng cô giáo
Là cánh hoa của buôn làng em
Hoa Êban của núi rừng ta
Xinh như cô giáo trên buôn làng xa
Giai điệu bài hát thực sự hồn nhiên và trong trẻo. Hy vọng những típ hướng dẫn lựa chọn trang phục múa trên đây sẽ gíup bạn và đội nhóm của mình được phục trang hoàn hảo cho tiết mục múa hát “Cô giáo em là hoa Êban” . Chúc bạn thành công.
Ngoài Cô giáo em là hoa ê ban ra thì Chiều lên bản Thượng cũng là một bài hát rất hay và phổ biến về núi rừng Tây Nguyên được biên đạo múa dàn dựng và biểu diễn trong các chương trình lớn chuyên nghiệp cũng như tại các trường học, khu phú hay nhà thiếu nhi... Các bạn có thể tham khảo thêm bài viết Kinh nghiệm chọn thuê trang phục cho tiết mục múa hát Chiều lên bản Thượng để có thêm nhiều sự lựa chọn cho tiết mục của mình nhé.